Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh

https://tthlqg2.gov.vn


Khái niệm, thuật ngữ tố chất sức bền trong huấn luyện thể thao

        Hiện nay, tập luyện thể thao ngày càng phát triển rộng rãi, không chỉ VĐV ở các câu lạc bộ thể thao, các đội tuyển quốc gia mà ở đại đa số người dân, với mong muốn nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, đa số người dân đều không hoặc ít chú ý đến các thuật ngữ liên quan đến thể lực, nhưng lại rất quan trọng đối với VĐV trong việc nâng cao trình độ thể lực.

        Biết được các khái niệm, thuật ngữ về các tố chất thể lực, vận động viên mới định hình việc tập luyện và xây dựng một hình mẫu một VĐV chuyên nghiệp.

         Về tố chất thể lực: Theo Bompa (2019) có 5 năng lực vận động cơ bản (biomotor abilities) đó là: sức mạnh, sức bền, tốc độ, mềm dẻo, phối hợp vận động/thăng bằng. Mỗi năng lực vận động có liên quan đến quá trình co cơ khác nhau và sử dụng nguồn năng lượng khác nhau.

        Sức bền

      Khái niệm. Theo quan điểm sư phạm, sức bền là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ định trước, hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được.

 

Hình: VĐV Xe đạp (Nguồn ảnh: Road.cc)

        Bản chất của sức bền chính là khả năng duy trì các hoạt động trong thời gian dài trong điều kiện mệt mỏi. Hoạt động sức bền liên quan chặt chẽ tới khả năng hấp thụ ô xy tối đa (VO2 max) của người tập. VO2 max càng cao thì công suất hoạt động ưa khí sẽ càng lớn, cơ thể thực hiện hoạt động ưa khí càng dễ dàng. Như vậy về bản chất, Sức bền chính là khả năng hấp thụ ô xy tối đa của cơ thể (đạt VO2 max).

        Nghĩ đến sức bền, mọi người sẽ nghĩ ngay đến các môn thể thao như chạy marathon, bơi đường dài, hay đạp xe đạp… tuy nhiên, Sức bền là một tố chất thể lực cơ bản của tất cả các môn thể thao, hầu hết các môn thể thao đều cần sức bền. Tuy nhiên, tùy nhu cầu của từng môn mà các chương trình huấn luyện sẽ khác nhau.

       Tài liệu tham khảo

  1. Bompa (2019) Periodization: theory and methodology of training.
  2. Ben Reuter (2012) Developing endurance.

Nguồn tin: Võ Châu Tường

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây