Fry, AC (1997) Khi VĐV chịu tải một lượng vận động vượt mức sẽ dẫn đến sự suy giảm về thành tích trong ngắn hạn, điều này dẫn đến một phản ứng tạm thời là tập luyện vượt mức (overreaching) hay vượt ngưỡng chức năng (fuctional overreaching – FOR). Sự hồi phục đối với tình trạng này thường chỉ diễn ra trong vài ngày hoặc vài tuần. Do đó, tình trạng tập luyện vượt mức (FOR) này luôn được xem là một giai đoạn đã được lên kế hoạch đối với một chương trình tập luyện. Cơ sở giả thuyết của việc tập luyện vượt ngưỡng là gây áp lực lên tình trạng thể lực làm cơ sở gia tăng sức chịu đựng, sau đó giảm dần lượng vận động để tạo tình trạng hồi phục vượt mức (supercompensation) đối với tình trạng thể lực. Ratamess, NA (2003) Thực tế cho thấy, quá trình tập luyện vượt ngưỡng trong giai đoạn ngắn hạn và theo sau đó là quá trình giảm dần lượng vận động thích hợp sẽ giúp phát triển các yếu tố về sức mạnh và công suất vận động. Tuy nhiên, sự sai lầm trong xây dựng chương trình có thể gây hiệu ứng ngược hay lợi bất cập hại.
Khi tăng cường kích thích tập luyện hay tăng cường lượng vận động mà không có sự phục hồi hay tái tạo đầy đủ, một VĐV có thể dẫn đến tình trạng vượt ngưỡng cực độ (extreme overreaching) hay nonfuctional overreaching (NFOR). Tình trạng NFOR này sẽ dẫn đến sự đình trệ hay suy giảm thể lực hay thành tích trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Khi VĐV mắc phải tình trạng này mà không chú ý cân bằng giữa tập luyện và hồi phục, các dấu hiệu và triệu chứng nhận thấy của tình trạng này là suy giảm thể lực, gia tăng mệt mỏi, giảm năng lực vận động, rối loạn nội tiết tố. Khi tình trạng này diễn ra, rất khó để xác định sự khác biệt giữa chứng NFOR và OTS (Overtraining syndrome) – chứng quá tải.
Trọng tâm của định nghĩa Chứng quá tải OTS (Overtraining syndrome) không chỉ là “sự suy nhược kéo dài” của VĐV mà còn là sự phản ứng của một số cơ chế điều tiết sinh học, hệ thần kinh và nội tiết tố. Sơ đồ dưới đây mô tả sự tiến triển của triệu chứng quá tải trong tập luyện (OTS).
Sơ đồ thể hiện sự diễn tiến từ Vượt mức lượng vận động đến triệu chứng quá tải OTS. Nguồn: G. Gregory Haff (2016)
Sơ đồ trên thể hiện diễn tiến sự gia tăng lượng vận động vượt mức để tăng sức chịu đựng của VĐV cũng như phát triển thể lực/thành tích, sự mệt mỏi cấp tính cũng như tình trạng FOR nếu được kiểm soát tốt hoặc lên kế hoạch kỹ lượng sẽ giúp VĐV phát triển tích cực về mặt thành tích tập luyện cũng như thành tích thi đấu. Ngược lại, nếu không cân bằng giữa tập luyện và hồi phục kéo dài, sẽ dẫn đến các tình trạng xấu hơn như FOR và OTS.
Triệu chứng quá tải OTS có thể kéo dài trong 6 tháng hoặc hơn, trong một tình huống xấu nhất OTS có thể hủy hoại sự nghiệp của một VĐV.
Tình trạng quá tải |
Thời gian mắc phải |
Thành tích tập luyện/thi đấu |
|||||||
Thành tích |
Thần kinh |
Cơ bắp |
Chuyển hóa |
Tim mạch |
Miễn dịch |
Nội tiết tố |
Tâm lý |
||
Mệt mỏi cấp tính |
Vài Ngày |
Không tác động hoặc gia tăng |
Biến đổi chức năng thần kinh |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
Tập luyện vượt mức (overreaching) FOR |
Ngày – tuần |
Suy giảm tạm thời, nhanh chóng trở lại bình thường |
Biến đổi các đơn vị thần kinh kích thích |
- |
- |
- |
- |
Biến đổi hoạt động của hệ giao cảm |
- |
Vượt ngưỡng cực độ (extreme overreaching) NFOR |
Vài tuần - tháng |
Ngưng trệ hoặc suy giảm |
Suy giảm sự phối hợp hệ thần kinh |
Biến đổi sự kích thích tương tác co cơ |
Suy giảm glycogen trong cơ |
Làm tăng nhịp tim cơ bản và huyết áp |
Biến đổi chức năng miễn dịch |
- |
Rối loạn cảm xúc |
Chứng quá tải OTS (Overtraining syndrome) |
Vài tháng – vài năm |
Suy giảm |
- |
Suy giảm lực cơ |
Suy giảm năng lực đường phân |
- |
Dễ nhiễm bệnh |
- |
Dễ rối loạn cảm xúc, rối loạn giấc ngủ. |
Dựa trên thông tin cơ bản biểu hiện các triệu chứng của tập luyện quá sức sẽ giúp HLV, VĐV điều chỉnh chương trình tập luyện phù hợp hơn, tránh tình trạng quá tải OTS kéo dài, dẫn đến tình huống xấu, ảnh hưởng sự nghiệp của VĐV. Ngoài ra, HLV nên kết hợp phương pháp phỏng vấn hay thăm hỏi tình trạng của VĐV để biết chính xác hơn diễn biến của việc quá tải trong tập luyện hay do các vấn đề khác ảnh hưởng.
Tài liệu tham khảo
Meeusen, R, Duclos, M, Foster, C, Fry, A, Gleeson, M, Nieman, D, Raglin, J, Rietiens, G, Steinacker, J, and Urhausen, A. Prevention, diagnosis, and treatment of the over training syndrome: Joint consensus statement of the European College of Sports Science and the American College of Sports Medicine. Med Sci Sports Exerc 45:186-205, 2013
Fry, AC, and Kraemer, WJ. Resistance exercise overtraining and overreaching. Sports Med 23:106-129, 1997.
Ratamess, NA, Kraemer, WJ, Volek, JS, Rubin, MR, Gómez, AL, French, DN, Sharman, MJ, McGuigan, MM, Scheett, TP, Häkkinen, K, and Dioguardi, F. The effects of amino acid supplementation on muscular performance during resistance training overreaching: Evidence of an effective overreaching protocol. J Strength Cond Res17:250-258, 2003.
G. Gregory Haff, N (2016) Essentials of strength training and conditioning / National Strength and Conditioning Association. ISBN: 978-1-4925-0162-6
Nguồn tin: Võ Châu Tường:
Ý kiến bạn đọc