Địa Tạng Vương Bồ Tát là vị Bồ Tát quan trọng với thệ nguyện to lớn. Địa Tạng Vương Bồ Tát được hầu hết các chúng Phật tử biết đến như một vị Bồ Tát cứu vớt toàn bộ chúng sanh trong cõi địa ngục. Vậy vì sao Ngài lại có lời thệ nguyện đó. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây
Ý nghĩa tên gọi của Địa Tạng Vương Bồ Tát
Địa Tạng Vương Bồ Tát có ý nghĩa như sau:
Địa: là sâu dày. Cũng có nghĩa là địa ngục
Tạng: là chứa đủ, chứa hết, là bao chứa
Vương: là giáo chủ
Bồ Tát: là tu ở hạnh nguyện bồ tát với thệ nguyện cao cả.
Địa Tạng Vương Bồ Tát có nghĩa là vị Bồ Tát với lời thệ nguyện dùng sức chứa sâu dày của mình để chứa hết mọi đau khổ và thống khổ của chúng sanh ở trong cõi địa ngục.
Địa Tạng Bồ Tát được coi là vị Bồ Tát có thệ nguyện lớn nhất từ trước đến nay. Người sẵn sàng lăn xả và chốn địa ngục để cứu vớt tất cả chúng sánh. Ngài nguyện độ hết chúng sanh trong địa ngục thành Phật lúc ấy mới thành Phật. Chính vì vậy người được tôn thành giáo chủ của cõi U Minh.
Xem thêm: Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát đẹp
Sự tích về Địa Tạng Vương Bồ Tát
Thủa ấy ở vương quốc Tân La chính là Nam Hàn ngày nay có vị thái tử tên Kim Kiều Giác thông minh từ nhỏ. Người thường thích đọc sách dưới gốc cây. Ngài đọc từ lục kinh của nho giáo, đạo thuật của tiên gia, nhưng khi đọc đến lý đệ nhất nghĩa đế của nhà Phật thì ngài giác ngộ ra nhiều thứ.
Cuối cùng Ngài quyết định xuống tóc đi tu và đi tìm những nơi thanh tịnh vắng vẻ để tu. Năm 24 tuổi, Ngài dắt theo một con chó trắng và lên đường đi. Ngài lênh đênh trên biển, rồi lại đến núi non hiểm trở. Cuối cùng Ngài quyết định dừng chân tại núi Cửu Hoa Sơn để làm nơi tu hành. Ngài đến trước cảnh trí của Hoa Sơn thấy nơi đây vắng vẻ, núi non lại hùng vĩ. Ngài tiến hành ngồi thiền tu luyện.
Xem thêm nhiều mẫu tượng Địa Tạng Bồ Tát đẹp : https://www.ruoctailoc.com
Một ngày nọ khi đang ngồi tu thì bỗng có một con rắn xanh tới cắn vào chân Ngài. Ngài phát giác nhưng không xua đuổi vẫn tĩnh lặng ngồi thiền. Một lúc sau mẹ của con rắn nhỏ đến tạ lỗi dâng thuốc giải và xin đền đáp Ngài bằng một dòng suối nhỏ.
Dòng suối này chảy siết, nước trong vắt, chảy quanh chỗ Ngài thường ngồi tu. Kể từ đó trở đi thì Ngài không cần phải xuống núi xách nước nữa.
Ngài tu ở núi cửu hoa được 75 năm vào năm ngài 99 tuổi thì ngài nhập Niết Bàn vào ngày 30/7 của năm Đường Khai Nguyên thứ 26.
3 Năm sau ngày Ngài viên tịch thì tọa quan của Ngài tự động mở cửa. Chúng đệ tử của Ngài tới thăm khám và thấy chân tay của Ngài vẫn mềm dẻo như người còn sống. Nét mặt vẫn rạng ngời chỉ giống như là Ngài đang ngủ. Hiện tại nhục thân của Ngài vẫn còn được thờ phụng tại núi Cửu Hoa Sơn để cho các Phật tử tu hành có thể đến chiêm bái.
Hình tượng Địa Tạng Bồ Tát
Hình tượng Địa Tạng Bồ Tát thường được gắn liền với pháp khí là tích trượng hoặc quả cầu như ý. Tuy nhiên ở mỗi hình tướng khác nhau thì lại mang những ý nghĩa khác nhau.
1.Bồ Tát Địa Tạng Ngồi Hoa Sen
Chúng ta thường bắt gặp hình tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát ngồi bồ đoàn bằng hoa sen. Người thường mặc thân y vàng, biểu trưng của nhà Phật. Trên đầu đội mũ Thất Phật, có một số nơi hình tướng của Ngài là không đội mũ.
Tay phải của Ngài cầm tích trượng, tay trái cầm quả cầu như ý. Nhìn khá giống với hình tướng Đường Tăng. Tuy nhiên Bồ Tát Địa Tạng không phải Đường Tam Tạng.
Nguồn: Địa Tạng Bồ Tát là ai ? Mục kiền Liên Bồ Tát là ai
2. Bồ Tát Địa Tạng Cưỡi Thiện Thính
Chính là hình ảnh của một con thú mọc sừng mà người thường cưỡi. Thiện Thính có thể nghe thấy những lời nói gian dối, phân biệt được thật giả, đúng sai, phân biệt được kẻ ác nghiệp, người thiện lương. Có thể thấy thiện thính chính là một trợ thủ đắc lực cho Địa Tạng Bồ Tát.
Ngài ngồi cưỡi trên thiện thính có 1 sừng, 1 tay Ngài cầm tích trượng, tay còn lại cầm quả cầu như ý. Với ý nghĩa là mở cánh cửa địa ngục và chiếu sáng khắp cõi u minh.
Nguồn : phapamnguyenthuy.org
3. Bồ Tát Địa Tạng đứng
Ở hình tướng này chúng ta thường thấy Ngài đứng trên hoa sen hoặc cưỡi mây. Địa Tạng đứng cũng cầm pháp khí là tích trượng và quả cầu như ý. Cần phân biệt giữa Địa Tạng Bồ Tát và Mục Kiền Liên. Mục Kiền Liên cũng mặc áo cà sa, hoặc mặc thân áo vàng của nhà Phật nhưng trên tay cầm tích trượng và một chiếc bát. Thường đi chân trần, đầu không đội mũ, đây là hình tướng của một vị Tỳ Kheo.
Ngày Vía Địa Tạng Bồ Tát
Ngày vía Địa Tạng Bồ Tát hàng năm là ngày 30/7 âm lịch. Vào những ngày này thì Phật tử khắp các nơi thường tụ họp về chùa để cùng nhau niệm kinh Địa Tạng, cúng dường công đức và bày tỏ lòng thành kính với đức Địa Tạng.
Việc hành thiện tích đức trong ngày vía Địa Tạng Bồ Tát sẽ càng được nhân lên vào những ngày này. Vào ngày này thì Phật tử thường cầu mong cho cha mẹ được bình an, cha mẹ đã thác thì cầu mong được trở về cõi trời. Đối với bản thân và gia đình thì cầu mong được thọ mạng, thoát khỏi đau khổ và dịch bệnh…
Tìm hiểu thêm: Các bài khấn khi đi chùa ngắn gọn, đúng lễ
Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện
Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện là bộ kinh cơ bản nhất để xây dựng đời sống đạo đức của người Phật tử. Trong bộ kinh này, Phật tử sẽ được học và hiểu rõ hơn về đạo lý con cái đối với cha mẹ, đạo lý của người học trò đối với lão sư, đạo lý của người con với những người có công sinh thành, nuôi dưỡng.
Bộ kinh được chia ra 3 quyển : Thượng, trung, hạ gồm 13 phẩm. Trong đây thể hiện những giáo lý cơ bản nhất để người Phật tử có thể nắm bắt được
Website: https://www.dotholocphat.com
Fanpage: https://www.facebook.com/banthothantaiongdialocphat
Youtube: https://www.youtube.com/@otholocphat2141
ĐT: 093.173.8189