HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Thứ ba - 09/01/2018 11:51 840 0
Thực hiện nhiệm vụ chiến lược mà Đảng và Nhà nước giao cho là “nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài”, đồng thời đảm bảo các VĐV trẻ được tham gia học tập thường xuyên để ra xã hội các em là công dân tốt, khi kết thúc sự nghiệp VĐV các em thành người có ích cho xã hội, có khả năng đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình. Từ ý nghĩa thực tiễn và nhân văn đó, mô hình liên kết giữa Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia II và Trung tâm giáo dục thường xuyên được xúc tiến thực hiện ngay vào tháng 9 năm 1992 và tổ chức học tập lớp 6 đến lớp 12.
Lớp học văn hóa cho vận động viên
Lớp học văn hóa cho vận động viên

Những khó khăn trong quản lý và giảng dạy do đặc thù nghề nghiệp VĐV:

Sĩ số lớp biến động từng tháng, từng học kỳ do việc triệu tập vận động viên năng khiếu diễn ra thường xuyên, thời gian triệu tập huấn luyện không tương ứng với kế hoạch niên chế năm học của ngành giáo dục, học viên nghỉ học đi thi đấu nhiều hoặc nghỉ luôn do chấn thương hay không đảm bảo năng lực chuyên môn.


- Học viên học ở nhiều loại hình trường lớp khác nhau (phổ thông, dân lập, tư thục, phổ thông năng khiếu TDTT, Trung tâm GDTX) ở nhiều địa phương khác nhau trong cả nuớc. Trong cùng một loại hình nhưng trường ngày khai giảng khác nhau nên việc thực hiện chương trình của trường này thường sớm hoặc muộn hơn trường khác.
- Do học viên đi thi đấu nên bài vở thường không đầy đủ, điểm thành phần các bộ môn thường thiếu nhiều. Hơn thế, nhiều học viên mắc bệnh “ ngôi sao”  ý thức học tập kém, học viên chỉ biết thành tích hiện tại mà chưa định hướng phát triển tương lai.
- Việc tập luyện chuyên môn khá căng thẳng vào buổi sáng nên buổi chiều các em uể oải tiếp thu bài không tốt. Sau buổi tập chiều tối, các em không có thời giờ, hoặc quá mệt mỏi nên không chuẩn bị bài như hướng dẫn của giáo viên.

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo: VĐV

Nhận thức những điểm khác biệt trên, Trung tâm GDTX Thủ Đức đã tuyển chọn một đội ngũ giáo viên không chỉ dạy chữ mà còn dạy làm người, giáo viên là những thầy cô có phẩm chất, năng lực và phải cảm thông sâu sắc với VĐV. Đối với học viên, xây dựng ý thức, động cơ học tập đúng đắn cho các em; kết hợp giữa dạy bài mới và bổ sung kiến thức căn bản (nhiều em mất căn bản) để làm nền tảng tiếp thu kiến thức hiện tại. Vận dụng linh hoạt trong đào tạo của ngành Giáo dục thường xuyên; chú trọng công tác quản lý lớp; tuyệt đối không để tiêu cực và bệnh thành tích làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Kết quả của mô hình liên kết

Trong 20 năm liên kết đào tạo với trên 1200 học viên (bình quân mỗi năm trên 60 học viên) trung đạt bình quân 80% học viên lên lớp, 90% học sinh tốt nghiệp THCS (327 em) và 70 % học viên tốt nghiệp THPT (289 em). Hơn 250 Học viên đậu vào các trường Đại học Cao đẳng như ; Đại học TDTT, Đại học sư phạm kỹ thuật, Đại học khoa học tự nhiên, Đại học khoa học xã hội và nhân văn ... Hiện nay có nhiều học viên đã có học vị Tiến sĩ, Thạc sĩ... đã và đang làm công tác Quản lý, giảng dạy tại các trường Đại học và các sở ban ngành khắp các vùng miền trong cả nước .


Nhìn lại chặng đường 20 năm với nhiều lớp học viên thành đạt, đó là niềm hạnh phúc của  đội ngũ cán bộ giáo viên, những người “Vì sự nghiệp trồng người”  và kết quả đó chính nhờ vào sự liên kết, phối hợp có hiệu quả giữa 2 đơn vị. Đặc biệt là sự tâm huyết, quyết tâm và gắn bó của 2 Ban lãnh đạo cùng những người thầy Nguyễn Hữu Bàng, Lâm Quang Thành, Nguyễn Thành Lâm, Trần Hùng, Nguyễn Thành Lệ Trâm ... cô Bùi Thị Huệ, cô Trần Thị Sáu, cô Lê Thị Ngọc, thầy Phạm Bá Đằng, Võ Thanh Sum, Đinh Văn Cương, Trần Văn Long, Nguyễn Thanh Liêm, Phạm Văn Trường…

Nguồn tin: P. Quản lý huấn luyện & Công tác chính trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thành viên
Thống kê
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay1,229
  • Tháng hiện tại18,905
  • Tổng lượt truy cập2,429,318
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây